Các khóa học của trung tâm tiếng Đức Đông Dương

Giảng dạy bằng giáo trình Menschen cải tiến, trang bị đầy đủ kiến thức về mặt từ vựng, ngữ pháp, kết hợp với việc ôn luyện thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để học viên có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi từ A1, A2, B1 đến B2, C1.

Trung tâm tiếng Đức Đông Dương

Tiếng Đức là cầu nối giữa chúng tôi và các bạn. Và chúng tôi – Trung Tâm tiếng Đức Đông Dương sẵn sàng làm cầu nối đưa các bạn tới đích của mình.

ILS CAFE

Những tin tức, những cơ hội nghề nghiệp, cơ hội việc làm, thủ tục visa luôn được cập nhật thường xuyên và liên tục

Các khóa học đặc biệt

Chúng tôi cam đoan là một trong các đơn vị dạy tiếng Đức tốt nhất tại Việt Nam, là địa chỉ học tiếng Đức tin cậy cùng đồng hành với các bạn trên con đường chinh phục ngôn ngữ Đức.

Liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi: 43 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: (08) 3932 0225 Email: thanhhuyen@tils.edu.vn

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Đức

Hiện nay, tiếng Đức là ngôn ngữ của xấp xỉ 100 triệu người bản xứ (chủ yếu ở Áo, Đức, Bắc Ý, nam Đan Mạch, Thụy Sĩ) và khoảng 30 triệu người không phải bản xứ khác. Tiếng Đức chuẩn được dạy rộng rãi ở các trường học và đại học trên toàn Châu Âu. Trên khắp thế giới, tiếng Đức chiếm phần lớn nhất các bản dịch từ ngôn ngữ này sang, hoặc từ ngôn ngữ khác.
Có thể thấy, tiếng Đức là một ngôn ngữ vô cùng thông dụng và phổ biến trên thế giới. Để có thể học tiếng Đức việc đầu tiên chúng ta cần làm là học bảng chữ cái và cách phát âm sao cho chuẩn xác nhất.
Khi bạn đã có nền tảng tốt từ việc thuộc bảng chứ cái và phát âm chuẩn thì việc học tiếng Đức sẽ trở nên dễ dàng với bạn sau này, bạn có thể nghe, nói, đọc viết tiếng Đức một cách thành thạo.

Giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Đức

Bảng chữ cái tiếng Đức bao gồm: 30 chữ cái, trong đó có 26 chữ cái la tinh sử dụng phổ biến, 3 chữ nguyên âm bị biến đổi hay còn gọi là biến âm  ä, ö, ü và 1 dấu ß. Có thể hiểu ß là một dạng viết sử dụng 2 chứ s-z đi đôi trong một số trường hợp nhất định.
bảng chữ cái tiếng Đức
Bảng chữ cái tiếng Đức cũng được chia ra thành nguyên âmphụ âm.
Các nguyên âm bao gồm: a, e, i, o, u. Các nguyên âm này được đọc như trong tiếng Việt (trừ chữ e phải đọc là ê, chữ o phải đọc là ô), không cần sự trợ giúp của các âm khác.
Các phụ âm trong tiếng Đức cũng có cách đọc khá giống như tiếng Việt, chỉ trừ một vài chữ có cách đọc khác như:
  • Chữ “g” trong tiếng Đức đọc là kê hơi kéo dài vần “ê” ra.
  • Chữ “t” đọc là “thê” hơi kéo dài vần “ê” ra.
  • Chữ “h” đọc là “ha”
Đố với 3 nguyên âm bị biến đổi:
  • ö (Đọc: „ô-ê“ như “bà Huê”)
  • ä (Đọc: „a-ê“, mồm há ra, lưỡi đè xuống môi dưới)
  • ü (Đọc: „u-ê“ như “anh Uy”)
Giống với tiếng Việt, Tiếng Đức cũng có những nguyên âm kép và phụ âm kép. Tức là có những chữ có thể đứng cạnh nhau để tạo ra một âm mới.

Nguyên âm kép trong bảng chữ cái tiếng Đức.

nguyên âm kép trong bảng chữ cái tiếng Đức

Phụ âm kép trong bảng chứ cái tiếng Đức

phụ âm kép trong bảng chữ cái tiếng Đức

Một số lưu ý trong bảng chứ cái tiếng Đức.

  • ch phát âm giống kh của tiếng Việt khi đi sau các nguyên âm a, o, u hay au
  • Còn khi ch đi sau các nguyên âm e, i, ä, ö, ü, eu hay äu hoặc các phụ âm l, n hay r lại phát âm nhẹ khác hẳn hay chính là ch mềm
  • ng ở cuối một vần phát âm dính liền với vần đó, thí dụ như singen phát âm thành sing-en chứ không phải sin-gen
  • sp-st- khi ở đầu một từ dù từ này đứng riêng hay được ghép nên đứng bên trong một từ khác như Einstein (Ein-Stein), Profisport (Profi-Sport) – được phát âm như schp- hay scht-
  • Trong các trường hợp khác, tức là khi -sp- và -st- đứng giữa hay đứng sau một từ, chúng lại phát âm như trong tiếng Anh.
Trong tiếng Đức khi đọc có cả âm chết, một điều rất quan trọng trong tiếng Đức đó là khi đọc chúng ta phải đọc tất cả các chữ cái không bỏ sót chữ nào kể cả âm chết, ví dụ: chữ “J” đọc là “Jott”.
Đặc thù của tiếng Đức là phải phát âm tất cả các chữ trong một từ và có thể đánh vần được. Do đó, khi nhìn vào một từ ta có thể biết cách đọc cuả từ đó. Hãy giành nhiều thời gian cho việc học bảng chữ cái tiếng Đức bạn sẽ có thể học tiếng Đức một cách dễ dàng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về các khóa học và khóa học du học Đức đặc biệt của trung tâm các bạn có thể tham khảo tại:

Học tiếng Đức có dễ xin được việc không?

Bạn đã học tiếng Đức?
Bạn đang học tiếng Đức?
Hay bạn đang do dự với câu hỏi “ Có nên học tiếng Đức hay không ? ”
Dù bạn đang ở quá trình nào đi chăng nữa thì mục tiêu cuối cùng mà chúng ta hướng tới là với thứ ngôn ngữ thứ 2 này cơ hội nghề nghiệp của chúng ta sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những cơ hội nghề nghiệp trong nước Việt Nam và tại các nước trên thế giới dành cho người biết tiếng Đức.
Thị trường việc làm dành cho người biết tiếng Đức rất khả quan và đa dạng nhiều sự lựa chọn cho bản thân. Người biết tiếng Đức có thể làm việc tại Đức, tại các nước trên thế giới đặc biệt tại các nước ở Châu Âu và cả trong Việt Nam bởi:

Hội nhập quốc tế cùng tiếng Đức.

Tiếng Đức là ngôn ngữ phổ biến nhất ở Châu Âu. Tiếng Đức được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sỹ, Luxxembourg và Liechtenstein và nó là nhôn ngữ bản địa của người dân miền Bắc Italy, miền Đông nước Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, phía đông nước Pháp, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Romania và 1 số khu vực khác tại Châu Âu. Trong 6000 ngôn ngữ trên toàn thế giới, tiếng Đức là thứ tiếng phổ biến thứ 3 sau tiếng Anh và tiếng Trung.

Phát triển sự nghiệp với tiếng Đức.

Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh thứ 3 trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu  Đức đứng đầu Châu Âu. Các công ty đa quốc gia lớn của Đức như BMV, Daimler, Siemens, Lufthansa, SAP, Bosch, BASF và nhiều công ty khác cần đối tác quốc tế. Như vậy, những ai biết tiếng Đức thì cơ hội việc làm cho họ và thăng tiến trong công việc ở mọi vị trí là rất cao.

Thỏa thích đam mê hướng dẫn viên du lịch cùng tiếng Đức.

Đức là nước có khoản chi lớn nhất cho việc đi du lịch thế giới, thu nhập đáng kể và người dân nước họ coi du lịch là 1 nét văn hóa trong đời sống. Ngày nay, người dân Châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng đang coi Châu Á, trong số đó có Việt Nam là địa điểm du lịch hấp dẫn. Lượng khách du lịch ngày càng tăng mà lượng hướng dẫn viên tiếng Đức lại đang thiếu. Vì vậy, đây là cơ hội việc làm cho những người biết tiếng Đức và có niềm đam mê du lịch.

Xu hướng nghề nghiệp truyền thống – Giáo viên dạy tiếng Đức.

Cùng với sự tăng trưởng về cả kinh tế và giáo dục, nhu cầu học tiếng Việt của người Đức và nhu cầu học tiếng Đức của người Việt ngày càng lớn. Đối với những bạn yêu thích giảng dạy, đây là công việc lý tưởng mà vẫn đảm bảo thu nhập cá nhân vô cùng ổn định.
Trên đây là những công việc cơ bản theo xu thế hiện nay mà chúng tôi muốn nêu ra, bên cạnh đó có những công việc như dịch thuật; làm tại các Nhà hàng, khách sạn; làm phát ngôn viên tiếng Đức trong các cơ quan nhà nước …. Với thị trường việc làm rộng rãi như vậy thì việc lựa chọn 1 công việc yêu thích và phù hợp cho mình không phải là 1 vấn đề lớn. Nỗi băn khoăn lớn nhất của bạn đã được giải đáp, nhiệm vụ hiện tại của bạn là nên tìm cho mình một Trung tâm học tiếng Đức uy tín, chất lượng để bạn có vốn ngôn ngữ tốt nhất làm hành trang cho công việc lý tưởng sắp tới của mình. Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:

Các quốc gia sử dụng tiếng Đức

Trên thế giới hiện nay, tiếng Đức được sử dụng bởi xấp xỉ 100 triệu người bản xứ và khoảng 30 triệu người không phải bản xứ khác. Vậy ngoài Đức thì còn những quốc gia nào sử dụng tiếng Đức.

Österreich(Áo)

Dễ dàng để biết Österreich (Áo) là một trong số đó. Có khoảng 8.000.000 người sống ở Áo,  Tiếng mà tất cả những người dân nơi đây sử dụng chính là tiếng Đức được gọi là tiếng Đức – Áo. Sơ dĩ gọi là Đức – Áo vì Đức và Áo là hai quốc gia đã từng liên kết chặt chẽ về kinh tế và chính trị nên có sự giao thoa ngôn ngữ. Tuy vậy, tiếng Đức – Áo mà người Australia sử dụng không có nhiều khác biệt so với tiếng Đức gốc.

Schweiz(Thụy Sĩ)

Rất nhiều người lầm tuon gử Thụy Sĩ là đất nước có ngôn ngữ riêng nhưng không, trong số 7.000.000 người sống ở Thụy Sĩ, khoảng 2/3 nói tiếng Đức. Phần còn lại nói tiếng Pháp và tiếng Ý - mặc dù một số lượng rất nhỏ, một ngôn ngữ được gọi là Rhaeto-Romansh.

Fürstentum Liechtenstein(Thân vương quốc Liechtenstein)

Thân vương quốc Liechtenstein là một quốc gia vùng Alps nhỏ bao quanh bởi các nước không giáp biển ở Tây Âu, giáp với Thụy Sĩ ở phía tây và Áo ở phía đông, có thủ đô là Vaduz, thành phố lớn nhất là Schaan. Tại đây có khoảng 35.000 người dân dùng tiếng Đức làm tiếng bản địa.

Großherzogtum Luxemburg(Đại công quốc Luxemburg)

Mặc dù các doanh nghiệp chính thức của chính phủ Luxembourg làm việc bằng tiếng Pháp, nhưng dân số khoảng nửa triệu người chủ yếu nói tiếng Đức trong cuộc sống hàng ngày của họ. Ví dụ, tất cả các tờ báo viết bằng tiếng Đức. Cụ thể, họ nói một phương ngữ của Lëtztebuergesch là tiếng Đức, vì thế luxemburg là một quốc gia nói tiếng Đức.

Belgien(Bỉ)

Chỉ khoảng 100.000 người Bỉ nói tiếng Đức, tương ứng với 1% dân số. Chủ yếu những người này đều sống ở những vùng dọc biên giới giữa Đức với Bỉ. Mặc dù vậy, tiếng Đức vẫn được chọn làm ngôn ngữ cính thống của đất nước này .

Một số nước khác

Ngoài 5 quốc gia kể trên, tiếng Đức còn được một số vùng miền thuộc các nước khác nhau trên thế giới sử dụng làm ngôn ngữ chính thức như Mỹ, Ba Lan, Romania, Nga ,… Đặc biệt, nhiều quốc gia là thuộc địa cũ của Đức khuyến khích và thúc đẩy người dân dùng tiếng Đức như Namibia, Ruanda, Burundi.
Với mức độ phổ biến và tầm quan trọng đặc biệt của tiếng Đức hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu đi du lịch, học tập hoặc làm việc tại các nước châu Âu thì tiếng Đức sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời của bạn.
Với những chia sẻ về những nước nói tiếng Đức của chúng tôi mong rằng các bạn sẽ có thêm những hiểu biết lý thú về ngôn ngữ đặc biệt này và bạn có thể học tiếng Đức để giúp mình có thêm cơ hội nghề nghiệp tương lai, đi du học, du lịch nước ngoài bạn sẽ có thêm sự tự tin khi sở hữu tiếng Đức.
Tham khảo thêm
Phương pháp học tiếng Đức hiệu quả.
Chi phí khi đi du học đức.


Kinh nghiệm ôn thi tiếng Đức B1

Để học tốt ngoại ngữ, điều quan trọng là bạn phải có phương pháp học tập cùng những kinh nghiệm ôn luyện, và tiếng Đức cũng vậy. Sau đây là một vài kinh nghiệm ôn thi tiếng Đức B1 mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn.

1. Kinh nghiệm ôn thi tiếng Đức B1 phần nghe

Người Việt khi học ngoại ngữ luôn coi nghe là kỹ năng khó khăn nhất. Để làm tốt bài thi nghe tiếng Đức B1 thì bạn cần hiểu câu hỏi, sau đó hãy gạch chân các từ khóa quan trọng trong câu hỏi, sắp xếp ý theo trình tự để khi nghe nếu ta bị lỡ mất một đoạn thì có thể ngay lập tức chuyển đến ý tiếp theo. Khi nghe, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, nếu có một đoạn nào đó không nghe được thì cũng đừng để nó làm phân tâm mà hãy ngay lập tức nghe đoạn tiếp theo để bắt kịp bài nghe. Phần không nghe được bạn nên dựa vào văn cảnh để đoán ý của câu. Khi luyện nghe, các bạn nên nghe những đoạn hội thoại có phụ đề tiếng Đức. Điều này sẽ giúp bạn học từ vựng khi gặp phải những từ mới, đồng thời giúp bạn quen hơn với mặt chữ.

2. Kinh nghiệm ôn thi tiếng Đức B1 phần nói

bạn cần phải cố gắng phát âm thật chuẩn. Khi bạn phát âm chuẩn thì người khác mới có thể hiểu ý bạn muốn nói. Đồng thời, bạn cần luyện cho ngữ điệu lên xuống giọng thật tự nhiên.
Một cách nữa giúp bạn luyện nghe là hãy nói và ghi âm lại những bài nói của bạn. Điều này giúp bạn đối chiếu được cách phát âm của bạn với cách phát âm chuẩn, từ đó nhận ra những khác biệt trong phát âm để chỉnh sửa cho chính xác.

3. Kinh nghiệm ôn thi tiếng Đức B1 phần đọc

Với đọc thì phương pháp hữu hiệu nhất là đọc thật nhiều, đọc càng nhiều thì tiếng Đức của các bạn càng nhanh được cải thiện, không chỉ về kĩ năng đọc mà cả từ vựng, ngữ pháp và viết.
Các bạn nên tìm thật nhiều những tài liệu để luyện đọc. Có rất nhiều bài đọc tiếng Đức vô cùng hiệu quả trên internet, vì thế chỉ cần có trong tay một máy tính kết nối mạng thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những bài đọc tiếng Đức hữu ích cho bản thân. Ngoài ra, rất nhiều sách, báo, tạp chí, giáo trình có thể hỗ trợ cho bạn trong việc học tiếng Đức.

4. Kinh nghiệm ôn thi tiếng Đức B1 phần viết

Để có thể làm tốt bài thi tiếng Đức B1, bạn cần có vốn từ vựng phong phú, nắm chắc kiến thức ngữ pháp, đồng thời phải có tư duy logic để viết được một bài luận hoàn hảo.
Để ghi điểm cho bài viết tiếng Đức, ngoài viết mạch lạc với vốn từ vựng trong bài phong phú, các bạn còn cần học thêm những cấu trúc câu phức tạp, những cụm từ đắt giá để cho người chấm bài biết bạn am hiểu rộng về tiếng Đức. Nhưng cần chú ý sử dụng những cụm từ hay cấu trúc này thật chính xác, sau khi viết xong hãy check lai bài viết một cách kĩ càng nhất đừng để bị mất điểm một cách đáng tiếc.

5. Những lưu ý khi đi thi tiếng Đức B1

– Để được vào phòng thi thì các bạn phải đem theo Passport và chỉ được mang Passport vào phòng thi, những thứ cần dùng khác cho bài thi như giấy bút sẽ được Giám thị cung cấp.
– Chú ý đánh đúng mã đề thi. Mỗi thí sinh khi đi thi sẽ có một mã đề thi riêng biệt. Nếu bạn điền sai mã đề thi thì sẽ khiến bạn bị thiệt thòi khi bị chấm theo một mã đề thi khác
– Bài thi gồm bốn phần theo thứ tự Đọc, Nghe, Viết, giữa các phần sẽ có thời gian nghỉ giải lao để bớt căng thẳng và chuẩn bị cho phần thi tiếp theo. Hãy cố gắng nghỉ ngơi thật tốt trong thời gian này kể cả khi bạn làm không tốt ở phần thi trước.
-Sau khi thi Viết, các bạn cần tập trung ở sảnh để xem thông báo về thời gian cũng như địa điểm thi của ngày tiếp theo. Giờ thi và địa điểm thi có thể sẽ bị thay đổi nên bạn cần kiểm tra lại, tránh việc nhầm thời gian và địa điểm thi.
Rất mong bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn thi tiếng Đức. Chúc các bạn ôn thi tốt và vượt qua kì thi!
Tham khảo các khóa học tiếng Đức của trung tâm:
Được tạo bởi Blogger.